Chat hỗ trợ
Đang gửi...
  • Giao hàng toàn quốc

    Giao hàng toàn quốc

  • Thanh toán linh hoạt

    Thanh toán linh hoạt

  • Bảo hành chính hãng

    Bảo hành chính hãng

  • Lắp đặt miễn phí

    Lắp đặt miễn phí

Hotline

Hotline mua hàng: 0987557799 - 0989590606

Menu

Kế hoạch chăm vợ mang thai 3 tháng ông chồng nào cũng cần biết

Kế hoạch chăm vợ mang thai 3 tháng ông chồng nào cũng cần biết

Mang thai chưa bao giờ là một hành trình suôn sẻ hoàn toàn mà luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với mẹ và thai nhi. Vì vậy, để hành trình “vượt cạn” tốt đẹp, cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ của các ông chồng.

Chuẩn bị trước khi mang thai

Khám sàng lọc trước khi mang thai

Việc khám sàng lọc trước mang thai và khám sàng lọc trước sinh sẽ giúp bạn biết rõ tình hình sức khỏe của bản thân, kiểm tra các vấn đề bất thường (di truyền, dị tật) và nguy cơ xấu xảy ra cho mẹ và bé trong quá trình thai nghén. Từ đó bạn sẽ có chuẩn bị trạng thái cơ thể tốt nhất để có thể mang thai, sinh con khỏe mạnh.

Khám tiền sinh sản bao gồm những bước nào?

Khám tổng quát

  • Bạn sẽ được đo những chỉ số về cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp, tuyến vú, tuyến giáp, nhịp tim, vùng bụng, vùng chậu và tử cung...
  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm hỏi kỹ lưỡng các vấn đề xoay quanh kinh nguyệt để từ đó xác định chính xác chu kì, tính ngày rụng trứng và tư vấn thời gian quan hệ nhanh có thai nhất.
  • Kiểm tra lịch sử tiêm phòng. Nếu bạn chưa tiêm phòng sởi, bạch hầu, ho gà, thủy đậu, lao và uốn ván thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên tiêm phòng cho bạn trước khi quyết định mang bầu 1-3 tháng.

Xét nghiệm sàng lọc

  • Khám phụ khoa: Khám & phát hiện các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như: viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử cung…
  • Xét nghiệm và tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh có nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như viêm gan B, cúm, rubella, thủy đậu, uốn ván, HPV… Mẹ hoàn thành các mũi tiêm ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai.
  • Khám nha khoa: đây là một bước quan trọng mà nhiều bà mẹ thường bỏ qua. Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng do chế độ ăn nhiều, ăn nhiều bữa. Trong nhiều trường hợp, các bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Xét nghiệm công thức máu: để phát hiện các bệnh về máu như thiếu máu, bất thường tế bào máu… và cũng như biết nhóm máu của mình.
  • Xét nghiệm hóa sinh máu: kiểm tra xem mẹ có bị mắc bệnh tiểu đường hay gặp trục trặc về chức năng gan, thận hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm các yếu tố bất thường trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn, protein, glucose… và phát hiện nhiễm trùng đường tiểu (UIT).

Khám sàng lọc trước mang thai là việc quan trọng 

Khám sàng lọc trước sinh ở đâu uy tín

Địa chỉ tại TP.Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Từ Dũ (quận 1)
  • Bệnh viện Hùng Vương (quận 5)
  • Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP.HCM (quận 11)
  • Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc

Địa chỉ tại Hà Nội:

  • Bệnh viện Vinmec
  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Bệnh viện C)
  • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc (Quận Tây Hồ)

Những địa điểm tiêm phòng trước khi mang thai

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3
  • Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1
  • Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.
  • Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, 957 đường 3/2, phường 7, Q. 11

Tại Hà Nội

  • Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.
  • Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài.
  • Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.
  • Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198).
  • Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.

Dấu hiệu nhận biết có thai

Sử dụng que thử thai là phương pháp  đơn giản nhất để nhận biết bạn có “tin vui” hay chưa. Bên cạnh đó, nếu có những dấu hiệu dưới đây thì khả năng mang thai khá cao:

  • Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
  • Thân nhiệt tăng lên, căng tức ngực
  • Nhạy cảm với mùi, ăn uống bị rối loạn
  • Trướng bụng, dễ buồn nôn và nôn
  • Tâm trạng thay đổi
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Bị trễ kinh nguyệt

Khám thai định kỳ 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ (tức đến tuần thứ 12) thì mọi cơ quan của thai nhi đã dần hình thành với chân tay cử động được.Việc cần làm khi bắt đầu mang thai là tính ngày dự sinh. Ngày dự sinh là ngày thai được tròn 40 tuần. 

Lần khám thai đầu tiên ở thời kỳ này rất quan trọng:

  • Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bạn có thai hay không và bạn đang mang đơn thai, song thai hay đa thai.
  • Tính ngày dự sinh và phát hiện tình trạng thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.
  • Bác sĩ có thể phát hiện ra những bệnh lý phụ khoa của thai phụ như u xơ tử cung, u buồng trứng… và tư vấn giải pháp điều trị kịp thời.
  • Đo độ mờ da gáy: để phát hiện nguy cơ thai nhi mắc các rối loạn nhiễm sắc thể hay cao hay thấp. Đồng thời tầm soát hội chứng Down khi được kết hợp với xét nghiệm hóa sinh máu. Nếu kết quả độ mờ da gáy thuộc nhóm nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm triple test khi thai nhi được 1520 tuần.
  • Siêu âm đầu dò: Giúp phát hiện các bất thường khi mang thai, điển hình là tình trạng thai ngoài tử cung.
  • Ngoài ra, mẹ cũng được làm thêm các xét nghiệm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các bệnh di truyền, nhiễm trùng. Kiểm tra các bệnh lí thai kì: cao huyết áp, tim sản,…

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Đối với thai nhi, 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng cho sự phát triển các cơ quan bộ phận, đặc biệt là hệ thần kinh. Trong thời gian này, cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu đạm nhưng dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Đồng thời kiểm soát cân nặng, tăng 1-2 cân là phù hợp.

Dưới đây là những dưỡng chất trong trọng bà bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu:

Tên dưỡng chất

Vai trò

Thực phẩm

Axit folic (vitamin B9)

Phòng dị tật thai nhi: dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, tăng nguy cơ dị tật tim, hở đốt sống, sứt môi, hở hàm ếch…

Thịt gia cầm, ngũ cốc, rau  màu xanh đậm, các loại đậu, trái cây họ cam chanh.

Sắt

Giúp phát triển não bộ, tham gia vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng cho bào thai. Tăng cường hệ miễn dịch.

Thịt bò, ngũ cốc, rau dền, cải bó xôi...

Canxi

Cấu tạo xương và răng, tăng cường sức mạnh cơ bắp và chức năng thần kinh

 

Sữa, hải sản như cua đồng, tôm, cá, sữa chua, vừng…

Protein

Tạo ra các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường.

Thịt gia cầm các loại, trứng, cá, ngũ cốc, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai.

Vitamin A

Cải thiện thị lưc, phát triển xương, hỗ trợ miễn dịch.

Cà rốt, khoai lang, các loại rau lá màu xanh thẫm.

Vitamin B12

Cấu tạo tế bào máu, duy trì hoạt động của các tế bào thần kinh.

Thịt, cá, gia cầm, sữa

Vitamin D

Giúp răng và xương khỏe, hỗ trợ hấp thụ canxi.

Sữa, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì, ánh nắng mặt trời

Vitamin B6

Cấu tạo tế bào đỏ, giúp chuyển hóa tốt chất đạm, chất béo và carbohydrates

Thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt, chuối

 

Súp lơ, cá hồi, trứng, đậu là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

Bầu 3 tháng đầu nên kiêng những gì?

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn những tháng đầu mang thai bao gồm:

  • Những loại rau, quả không nên ăn: rau sam, rau răm, rau ngót, ngải cứu, chùm ngây, đu đủ xanh, dứa (trái thơm), đưa hấu, nhãn, cam thảo dễ gây co thắt dạ con, sảy thai.
  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối.
  • Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydal thường được làm từ sữa chưa qua tiệt trùng và có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn: gan, pate, trứng chưa tiệt trùng, trứng chưa nấu chín, nem chua, rau sống, nước hoa quả chưa tiệt trùng…
  • Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và gia vị ảnh hưởng tới thận và huyết áp.
  • Không hút thuốc và các chất kích thích: café, rượu, bia, đồ uống có cồn,…

Lưu ý:

Trong 3 tháng đầu, nhiều chị em có thể đối mặt với những cơn ốm nghén. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên áp dụng phương pháp sau:

  • Tránh để bụng rỗng: nên ăn các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
  • Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi khó chịu, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
  • Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…

Không khí thoải mái tốt cho mẹ và sức khỏe của bé

Chăm sóc sức khỏe tâm lý phụ nữ khi mang thai

Y học đã chứng minh, tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của trẻ. Rối loạn tâm lí không những tăng nguy cơ sinh non, sảy thai mà còn là nguồn gốc của những rối loạn tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ.

Trong 3 tháng đầu, phụ nữ dễ mệt mỏi, căng thẳng, ốm nghén, nôn ói. Thời gian này, do sự thay đổi về cơ thể nên mẹ bầu thường khó chịu, nảy sinh cáu gắt, bực dọc vô cớ.Vì vậy, bạn nên để tâm lí thoải mái, tập yoga để hạn chế tâm trạng tiêu cực, stress.

Người chồng cũng nên chăm sóc, an ủi và động viên vợ mình nhiều hơn, để người vợ không tủi thân, tránh những tâm lí ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều nghiên cữu đã chỉ ra rằng, nếu người mẹ phơi nhiễm với không khí ô nhiễm ngay trước khi thụ thai hoặc vào tháng đầu tiên của thai kỳ thì nguy cơ bé sơ sinh bị dị tật sẽ cao hơn. Hơn nữa, phụ nữ mang thai sống trong khu vực ô nhiễm, ngột ngạt có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi nơi khác.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới thai nhi ngay từ 1 tháng trước thời điểm thụ thai.

 Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe là rất lớn, có thể dễ dàng nhận ra khi số ca mắc bệnh hô hấp, đột quỵ, trầm cảm ngày càng tăng. Không gian sống chật hẹp, thiếu cây xanh, mật độ giao thông cao là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, hãy cải thiện chất lượng môi trường sống bằng việc sử dụng máy lọc không khí, trồng cây xanh.

Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, máy lọc không khí là giải pháp hiệu quả nhất bảo vệ sức khỏe được rất nhiều gia đình sử dụng. Máy lọc không khí sẽ giúp không gian sống của gia đình bạn sạch hơn, trong lành hơn, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thời gian thai kì.

Máy lọc không khí giúp không khí trong lành, sạch khuẩn

Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi và mẹ. Xem ngay máy lọc không khí để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho gia đình nhỏ của mình tốt nhất.

Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ?

Chuyện yêu hoàn toàn an toàn trong suốt thai kỳ và sẽ không làm tổn thương bé nếu không có vấn đề gì về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ba tháng đầu là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành. Vì vậy, việc “yêu” cần có một số lưu ý để luôn an toàn cho bé mà vợ chồng vẫn thăng hoa. Nên quan hệ nhẹ nhàng, cũng như không nên quan hệ quá lâu.

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

  • Tẩy giun sán định kì.

  • Uống bổ sung sắt và acid folic (trước khoảng 3 tháng khi mang thai).Chú ý hơn vấn đề dinh dưỡng, cân nặng (thừa cân hay thiếu cân đều gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ).

  • Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá hay tùy tiện sử dụng thuốc.

  • Rèn luyện sức khỏe, vận động đều đặn: tập yoga, vận động nhẹ,…

  • Suy nghĩ tích cực, chuẩn bị tâm lí thoải mái nhất về những thay đổi trong cuộc sống sau khi sinh con.

Tinh thần tích cực là điểm tựa cho bé chào đời khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Không gian sống xanh, sạch là yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Xem ngay giải pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà để giúp mẹ và bé có những giây phút thư thái nhất.

Tư vấn

Tin tức khác